Đề xuất mô hình sản xuất theo hướng sinh thái gắn với bảo vệ môi trường cho nghề sản xuất tinh bột ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
Tạp chí: Phát triển Khoa học và công nghệ
Các tác giả: Lê Thanh Hải, Trần Văn Thanh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Quốc Vĩ
Tóm tắt: Hiện nay, các mô hình sinh thái như VAC, VACB, RVAC (trong đó V: vuờn, A: ao, C: chuồng, F: rừng, B: biogas) được dùng phổ biến đề giảm thiểu ô nhiễm vùng nông thôn nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Tuy nhiên, ngoài hoạt động nông nghiệp, vùng nông thôn ĐBSCL còn lồng nghép các loại hình tiểu thủ công nghiệp (490 làng nghề và có nghề) với 52 nghề tiêu biểu. Việc thu gom tất cả chất thải vào 01 hệ thống tập trung đề xử lý như 01 cơ sở công nghiệp rất khó thực hiện do chi phí đầu tư và vận hành cao và đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan quản lý môi trường địa phương. Do đó, việc cải tiến các mô hình sinh thái kể trên để phù hợp với đặc trưng sản xuất và tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có của từng hộ gia đình để xử lý chất thải là vấn đề nghiên cứu đặt ra trong bài báo này. Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cải tiến dựa trên sự kết hợp tối ưu giữa các yếu tố V, A, C, N (nhà), X (xưởng) với hệ thống xử lý cuối đường ống (T) và hệ thống kỹ thuật thu hồi, tái chễ sẵn có B, gọi là mô hình VACBNXT nhằm mục đích giảm thiểu và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, giảm chỉ phí đầu tư hệ thống xử lý và vận hành và có thể thu được lợi nhuận từ công tác xử lý chất thải. Bài báo này với mục tiêu mô tả phương pháp xây dựng và các mô hình toán để thiết kế mô hình VACBNXT, điển hình cho nghề sản xuất tính bột. Mô hình VACBNXT đề xuất có 6 trường hợp riêng có thể áp dụng cho các trường hợp khác nhau để đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường và thu được những hiệu quả kinh tế từ các sản phẩm của mô hình góp phần phát triển bên vững sản xuất, xoá đói giảm nghèo.