Đề xuất mô hình sản xuất tuần hoàn áp dụng các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải theo hướng không phát thải cho chuỗi sản xuất tinh bột mì ở Tây Ninh
Tạp chí: Tạp chí Môi trường
Các tác giả: Võ Văn Giàu, Lê Thanh Hải
Tóm tắt: Ngành sản xuất tinh bột khoai mì là ngành sản xuất trọng điểm của Tây Ninh, tuy nhiên chuỗi sản xuất này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Để giảm tác động tiêu cực của chuỗi sản xuất, nghiên cứu này sử dụng các nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn để phân tích các dòng thải và đề xuất mô hình sản xuất tuần hoàn theo hướng không phát thải. Kết quả phân tích cho thấy, các dòng thải trong quá trình sản xuất của chuỗi có thể thu hồi và tái sử dụng cho các hoạt động canh tác đến chế biến để hình thành nên mô hình sản xuất tuần hoàn, ít phát thải. Mô hình này khi áp dụng vào thực tiễn sẽ gia tăng các hiệu quả về kinh tế-xã hội và môi trường cho chuỗi ngành sản xuất tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh.