ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI SAU BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ BIOCHAR KẾT HỢP OXY HÓA BẬC CAO (OZON)
Tạp chí: Tạp chí Môi trường
Các tác giả: Lê Quốc Vĩ, Phạm Đắc Tín, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Việt Thắng, Đồng Thị Thu Huyền
Tóm tắt: Bài viết đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas dành cho hộ nông dân có sinh kế là chăn nuôi bò ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Công nghệ được đề xuất trong nghiên cứu là kết hợp giữa phương pháp hấp phụ than sinh học (biochar được sản xuất từ rác vườn của hộ dân) với phương pháp oxy hóa bậc cao (khử trùng bằng ozon). Công nghệ được áp dụng cho hộ ông Nguyễn Văn Hai (nuôi bò) tại xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và hộ bà Huỳnh Thị Tốt (nuôi heo) ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang với quy trình nước thải chuồng trại được xử lý sơ bộ bằng hệ thống biogas, sau đó được dẫn qua ngăn lọc với vật liệu lọc là biochar, tiếp theo cho qua bể chứa có bố trí hệ thống sục khí ozon và cuối cùng sau xử lý được lưu chứa trong ao thực vật thủy sinh để dùng cho việc tưới cây trồng. Kết quả cho thấy, các thành phần ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi sau biogas của 2 hộ giảm đáng kể, cụ thể: COD giảm 89% và 87%, BOD giảm 85.5% và 92%, tổng Nitơ giảm 66% và 56%, tổng P giảm 48.8% và 81.7%, tổng Coliform và Ecoli giảm 99.9%. Đây là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi đơn giản, đảm bảo xử lý có hiệu quả về mùi và các chất ô nhiễm trong nước thải. Công nghệ này thích hợp cho các hộ dân ở vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh ở ĐBSCL – nơi đang chịu ảnh hưởng và có những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.