Đánh giá tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu đến ngành nuôi trồng cá tra An Giang và đề xuất các biện pháp thích ứng
Tạp chí: Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Trái đất và Môi trường
Các tác giả: Nguyễn Hồng Anh Thư, Nguyễn Khôn Huyền, Lê Quốc Vĩ, Trần Thị Hiệu, Trần Trung Kiên, Lê Trọng Nhân, Lê Thanh Hải
Tóm tắt: Nuôi trồng thuỷ sản – thuộc nhóm Ngư Nghiệp – là một trong những ngành kinh tế có giá trị cao, chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp tại Việt Nam và An Giang là một tỉnh từ lâu đã có thế mạnh trong ngành nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, tính bền vững của ngành này đang gặp nhiều thách thức bởi quá trình biến đổi khí hậu; Vì vậy, nhu cầu cấp thiết là đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu của nuôi trồng thủy sản An Giang dựa trên những thay đổi được dự đoán về nhiệt độ và lượng mưa của vùng theo các kịch bản biến đổi khí hậu và đánh giá tính dễ bị tổn thương của chúng cho từng khu vực, sử dụng phương pháp dựa trên chỉ số của Hội đồng liên chính phủ về định nghĩa biến đổi khí hậu về tính dễ bị tổn thương để khắc phục những hạn chế trong việc phát triển các chiến lược thích ứng cụ thể ở quy mô khu vực. Tổng cộng có 27 chỉ số khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội đã được chọn cho ba thành phần dễ bị tổn thương: phơi nhiễm, độ nhạy và khả năng thích ứng. Kết quả cho thấy mức độ tổn thương do BĐKH đối với ngành nuôi cá tra tại tỉnh An Giang ở mức độ trung bình, trong đó huyện Châu Phú chịu tổn thương cao do huyện chủ yếu có sinh kế chính là nuôi cá tra. Dựa vào hiện trạng và mức độ tổn thương do BĐKH đề xuất các giải pháp thích hợp cho người nuôi cá tra với mục tiêu phát triển bền vững ngành kinh tế chủ lực này đồng thời tạo ra sinh kế mới cho người dân và giảm tác động đến môi trường do hoạt động nuôi trồng gây ra.