Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh thái tích hợp hướng đến không phát thải cho cụm hộ có sinh kế chính là trồng lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tạp chí: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Trái đất và Môi trường

Các tác giả: Nguyễn Hồng Anh Thư, Nguyễn Khôn Huyền, Nguyễn Việt Thắng, Lê Thanh Hải

Tóm tắt: Nghiên cứu đã đề xuất được mô hình sản xuất canh tác tích hợp hướng tới không phát thải dựa trên nền tảng của hoạt động trồng lúa. Mô hình áp dụng các giải pháp sinh thái, các giải pháp quay vòng, khép kín các dòng vật chất năng lượng cùng với tận dụng điều kiện sinh thái môi trường sẵn có của địa phương giúp duy trì sinh kế cho người dân. Mô hình áp dụng điển hình cho cụm hộ tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy một khối lượng rơm được sử dụng để trồng nấm rơm mang lại nguồn sinh kế mới giúp gia tăng thu nhập 7.000.000 đồng vụ nấm 40 ngày, ngoài ra giá thể trồng nấm rơm đã hoai mục, có thể dùng để trồng hoa mang lại nguồn thu hiệu quả cho giai đoạn nông nhàn từ trồng lúa. Đồng thời cho thấy 02 m3 /ngày nước thải chăn nuôi và sinh hoạt được xử lý và tái sử dụng cho nông nghiệp, 39.065,31 tấn CO2 tđ/năm được thu gom dưới dạng khí sinh học phục vụ nấu ăn và khối lượng rơm 6-7 tấn rơm rạ/ha được tái sử dụng bằng cách sản xuất than sinh học (Biochar) phục vụ cho nông nghiệp góp phần cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho các hộ dân đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm sự lệ thuộc của sinh kế hiện hữu đối với các tác nhân bên ngoài như giá cả, thức ăn, nhân lực,….Sau khi sử dụng Biochar kết hợp phân chuồng bón cho ruộng lúa, giúp người dân giảm 50% chi phí bón phân bón hóa học/ha tương đương 5.000.000 đồng/ha. Đây có thể xem là mô hình tích hợp tốt nhất cho các hộ có sinh kế chính là trồng lúa kết hợp chăn nuôi, vừa có khả năng áp dụng lâu dài cũng như có thể dễ dàng phát triển trên diện rộng, cũng như tăng khả năng liên kết cho nhiều hộ dân nhằm tạo sự hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp là khu cụm dân cư có các hoạt sinh kế khác bên cạnh sinh kế chính là trồng lúa.

Bài viết liên quan

Đề xuất mô hình sản xuất tuần hoàn áp dụng các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất...

Tạp chí: Tạp chí Môi trường Các tác giả: Võ Văn Giàu, Lê Thanh Hải Tóm tắt: Ngành sản xuất tinh bột khoai mì là ngành...

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ GIẢM THIỂU PHÁT THẢI CỦA HỆ THỐNG CHẾ BIẾN BỘT CÁ TỪ PHỤ PHẨM BẰNG...

Tạp chí: Tạp chí Môi trường Các tác giả: Trần Trung Kiên, Trà Văn Tung, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Quốc Vĩ, Trần Thị Hiệu,...

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI SAU BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...

Tạp chí: Tạp chí Môi trường Các tác giả: Lê Quốc Vĩ, Phạm Đắc Tín, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Việt Thắng,...

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ XUÂN HỒNG PHỤC VỤ MÔ HÌNH...

Tạp chí: Tạp chí Môi trường Các tác giả: Nguyễn Thành Nam, Lê Thanh Hải, Võ Văn Giàu Tóm tắt: Phương án tái sử dụng nước...